Tìm kiếm nâng cao
Trang chủ
Giới thiệu
Chức năng nhiệm vụ
Lịch sử hình thành và phát triển
Thông tin liên hệ cán bộ
Cơ cấu tổ chức
Chỉ đạo điều hành
Lịch công tác tuần
Khen thưởng- xử phạt
Lịch tiếp dân
Thông tin kinh tế - xã hội
Tin tức - sự kiện
ANQP
Giáo dục - Y tế
Thông tin sử dụng đất
Văn hóa - xã hội - môi trường
Quy hoạch - Kế hoạch
Hỏi đáp- Góp ý
Liên hệ
CÔNG TRÌNH - ĐỀ TÀI
Thủ tục hành chính
Dịch vụ công
Tiếp nhận KNTC
Kết quả giải quyết KNTC
TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Tuyên truyền pháp luật
Thông tin xây dựng Đảng.
Ngân sách
Phân bổ sử dụng quản lý nguồn vốn
Công khai ngân sách xã
Văn bản CCHC
Chuyển đổi số
Văn bản của Huyện
Chỉ đạo điều hành
UBND, BCĐ xây dựng XHHT xã Cẩm Hà Ban hành Quy chế hoạt động BCĐ
Thứ Hai 23 Tháng Chín - 2019 17:17:00
1900 lượt xem
Giọng nghe 1
Giọng nghe 2
100%
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ CẨM HÀ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 128/QĐ-UBND
Cẩm Hà, ngày 16 tháng 9 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo
xây dựng xã hội học tập cấp xã
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ
Quyết định số 89
/QĐ-
TTg
ngày
09
/
01
/201
3
của
Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt
Đề án
“Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” và
Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 phê duyệt Đề án
“Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”
;
Thực hiện Quyết định
số
3053/QĐ-UBND ngày 15/10/2014
của UBND
tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020";
Xét đề nghị của công chức Văn hóa - Xã hội, Chủ tịch Hội Khuyến học; sau khi thống nhất với các ban ngành liên quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức, hoạt động và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập xã Cẩm Hà giai đoạn 2019 -2024.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Văn phòng UBND xã, Thường trực Hội Khuyến học xã; Ban chỉ đạo và các ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTr Đảng ủy, HĐND xã;
- TTr UBND xã;
- Lưu: VT, KH.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hùng
QUY CHẾ
Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp xã
(Ban hành kèm theo QĐ số 128/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của UBND xã Cẩm Hà về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo
xây dựng xã hội học tập cấp xã)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp xã xây dựng xã hội học tập (dưới đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) theo Quyết định số 128/QĐ- UBND ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cẩm Hà về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2019 - 2024”.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập cấp xã, các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo.
Điều 3. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo để tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá và thực hiện các Kế hoạch thành phần được ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Hội Khuyến học xã.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO,
CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ THƯ KÝ
Điều 4. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo
1. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”
a) Đề xuất các giải pháp nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người dân, ở mọi lứa tuổi, ở mọi trình độ có trách nhiệm và nghĩa vụ học tập; các cơ quan, các tổ chức có trách nhiệm cung ứng đầy đủ các chương trình học tập đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho mọi người.
b) Tổ chức theo dõi, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng xã hội học tập trong từng giai đoạn và tổ chức xây dựng kế hoạch cho các giai đoạn tiếp theo.
c) Giúp Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo các thôn, xóm, các đơn vị tổ chức liên quan xây dựng xã hội học tập.
2. Giúp Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các ban ngành, các thôn và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về xây dựng xã hội học tập.
a) Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận các tổ chức, đoàn thể và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng xã hội học tập.
b) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành, mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, các thôn nhằm huy động toàn xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập.
3. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến về xây dựng xã hội học tập trong toàn xã.
b) Đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước khen thưởng các tập thể, cá nhân, gia đình có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng xã hội học tập.
c) Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân xã và Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập về tiến độ và kết quả thực hiện.
Điều 5. Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo
Trưởng Ban Chỉ đạo
a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân xã về nội dung và hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo.
b) Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo, nếu có sự thay đổi thành viên ra Quyết định bổ sung để đảm bảo đủ thành phần cho Ban chỉ đạo hoạt động.
c) Triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo và quyết định họp đột xuất khi cần thiết.
d) Phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.
đ) Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân xã.
Phó Trưởng ban thường trực
a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” để cơ quan thành viên Ban chỉ đạo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét, phê duyệt.
b) Thay mặt Trưởng ban điều hành một số hoạt động của Ban chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền.
c) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo theo dõi một số lĩnh vực theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
d) Chỉ đạo xây dựng và điều hành dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo.
đ) Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Hội Khuyến học xã.
e) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể và các thôn xây dựng các quy định liên quan đến phát triển giáo dục thường xuyên và xây dựng xã hội học tập
g) Phối hợp với UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các cấp ủy, thôn xóm thông tin triển khai các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.
h) Tổ chức khảo sát, kiểm tra giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch, định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo UBND xã, Phòng giáo dục và Hội Khuyến học huyện.
i) Phối hợp các cơ quan, trường học, Ban văn hóa tổ chức tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập.
k) Chủ trì, phối hợp các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động cung ứng các chương trình học tập suốt đời về lĩnh vực Văn hóa - Thể thao...tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân đến tham quan, học tập.
Phụ trách theo dõi, chỉ đạo khối trường học thực hiện Kế hoạch.
3. Các phó trưởng ban giúp Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động theo các nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ thuộc phạm vi ngành, đơn vị mình quản lý và nhiệm vụ khác khi được Trưởng ban phân công.
4. Các Ủy viên Ban chỉ đạo
a) Các Ủy viên Ban chỉ đạo là đại diện cho các ban ngành, cơ quan, tổ chức, đoàn thể chỉ đạo và đôn đốc thực hiện các hoạt động xây dựng xã hội học tập ở đơn vị mình phụ trách.
b) Tham gia đóng góp ý kiến cho các chương trình, Kế hoạch và các văn bản có liên quan của Ban Chỉ đạo.
c) Tham gia đầy đủ các cuộc họp do Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.
đ) Giúp Trưởng Ban chỉ đạo điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương theo sự phân công.
- Hiệu trưởng Trường THCS:
+ Giúp trưởng ban chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của BCĐ và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những công việc được phân công;
+ Chỉ đạo các đơn vị trường học, phối hợp với cấp ủy, Ban cán sự thôn được phân công phụ trách thực hiện điều tra nhu cầu học tập, cập nhật Hồ sơ trung tâm học tập cộng đồng, các thôn tổng hợp và báo cáo định kỳ cho BCĐ;
+ Chỉ đạo cán bộ, giáo viên trường THCS trực tiếp phụ trách các thôn; tổ chức tuyên truyền, vận động và duy trì số lượng học sinh trong độ tuổi trên địa bàn ra lớp; thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong nhà trường.
- Hiệu trưởng Trường Tiểu học:
+ Giúp trưởng ban chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của BCĐ và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những công việc được phân công;
+ Chỉ đạo các đơn vị trường học, phối hợp với cấp ủy, Ban cán sự thôn được phân công phụ trách thực hiện điều tra nhu cầu học tập, cập nhật Hồ sơ trung tâm học tập cộng đồng, các thôn tổng hợp và báo cáo định kỳ cho BCĐ;
+ Chỉ đạo cán bộ, giáo viên trường TH trực tiếp phụ trách các thôn; tổ chức tuyên truyền, vận động và duy trì số lượng học sinh trong độ tuổi trên địa bàn ra lớp; thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong nhà trường.
- Hiệu trưởng Trường Mầm non:
+ Giúp trưởng ban chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của BCĐ và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những công việc được phân công;
+ Chỉ đạo các đơn vị trường học, phối hợp với cấp ủy, Ban cán sự thôn được phân công phụ trách thực hiện điều tra nhu cầu học tập, cập nhật Hồ sơ trung tâm học tập cộng đồng, các thôn tổng hợp và báo cáo định kỳ cho BCĐ;
+ Chỉ đạo cán bộ, giáo viên trường Mầm non trực tiếp phụ trách các thôn; tổ chức tuyên truyền, vận động và duy trì số lượng học sinh trong độ tuổi trên địa bàn ra lớp; thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong nhà trường.
- Cán bộ phụ trách chế độ chính sách:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức được vai trò quan trọng của học tập suốt đời, phối hợp với cơ sở giáo dục và các cơ quan, tổ chức liên quan đưa nội dung xây dựng xã hội học tập và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa";
+ Phối hợp thực hiện các chế độ chính sách nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục.
- Chủ tịch Hội Khuyến học xã:
+ Giúp Trưởng ban chỉ đạo, điều hành hoạt động chung của Ban chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước trưởng ban về những công việc được phân công;
Làm đầu mối liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tích cực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập;
+ Chỉ đạo các Chi hội khuyến học các nhà trường và các thôn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể...tổ chức phát triển các tài liệu dạy và học để hỗ trợ người dạy, người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của học tập suốt đời trong Trung tâm học tập cộng đồng xã;
+ Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư", xây dựng các mô hình học tập phù hợp để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch.
- Chủ tịch Hội Nông dân xã:
+ Tham mưu với Hội Nông dân huyện; chủ trì, phối hợp với các thôn và các cơ quan, đoàn thể liên quan xây dựng các chương trình, tài liệu học tập suốt đời liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, kết hợp đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới;
+ Tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho người lao động;
+ Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan cung ứng tài liệu về chuyển giao khoa học kỷ thuật - công nghệ theo yêu cầu người học và xây dựng tủ sách trong Trung tâm học tập cộng đồng;
+ Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ và giải pháp xây dựng xã hội học tập phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân.
- Chủ tịch Hội LHPN xã:
+ Tham mưu với Hội Phụ nữ huyện; chủ trì, phối hợp với các Chi hội Phụ nữ thôn và các cơ quan, đoàn thể liên quan xây dựng các chương trình, tài liệu học tập suốt đời liên quan đến phụ nữ, kết hợp đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới;
+ Chủ trì, tổ chức phối hợp, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập trong phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" và cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch".
- Bí thư BCH Đoàn xã:
+ Tham mưu với Huyện đoàn; chủ trì, phối hợp với các thôn và các cơ quan, đoàn thể liên quan xây dựng các chương trình, tài liệu học tập suốt đời liên quan đến công tác Thanh niên, kết hợp đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới;
+ Chủ trì tổ chức phối hợp, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập suốt đời, tham mưu chính sách Thanh niên tình nguyện, chính sách Thanh niên tài năng, vận động gây quỹ hỗ trợ thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập.
- Trạm trưởng trạm y tế xã:
+ Xác định các vấn đề sức khỏe của nhân dân trong xã trong thời điểm hiện tại, lựa chọn các vấn đề sức khỏe ưu tiên để xây dựng các chương trình y tế phù hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã. Tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để triển khai các nội dung thuộc chương trình Y tế học đường;
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng cộng đồng an toàn về sức khỏe.
- Kế toán ngân sách xã:
+ Chủ trì, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể liên quan thống nhất việc cân đối ngân sách được cấp hằng năm của Hội khuyến học, trung tâm học tập cộng đồng xã và huy động các nguồn lực tài chính khác để triển khai thực hiện kế hoạch, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định báo cáo UBND xã.
- Công chức Văn phòng - Thống kê:
+ Trực tiếp phụ trách Trung tâm học tập cộng đồng xã;
+ Dự thảo các văn bản chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về xây dựng xã hội học tập theo sự chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo;
+ Chuẩn bị nội dung, tài liệu, điều kiện cho các cuộc họp của Ban chỉ đạo;
+ Cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan cho các thành viên Ban chỉ đạo;
+ Thực hiện công tác tổ chức các lớp học tại trung tâm, tham mưu các vấn đề về tài liệu, bàn ghế, khánh tiết, trang âm, loa đài...phục vụ các lớp tập huấn tại trung tâm xã;
+ Nghiên cứu, bổ sung hướng dẫn việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn xã Cẩm Hà và đưa tiêu chí, nội dung xây dựng xã hội học tập là một trong những tiêu chuẩn để xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với các tập thể, cá nhân các cơ quan, đơn vị.
Điều 6. Tổ thư ký
Thành viên Tổ thư ký là các cán bộ kiêm nhiệm hoạt động theo sự điều hành của Tổ trưởng Tổ thư ký và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Trưởng ban thường trực.
Điều 7. Nhiệm vụ của Tổ thư ký
Tổ thư ký có nhiệm vụ giúp việc cho Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 673/QĐ-BCĐ ngày 19 tháng 8 năm 2013 của Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012- 2020 trên địa bàn xã Cẩm Hà, cụ thể như sau:
1. Giúp Ban chỉ đạo, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo triển khai Kế hoạch thực hiện Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” trên địa bàn xã Cẩm Hà.
2. Tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các Kế hoạch thành phần ban hành kèm theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Giúp cơ quan thường trực Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; chuẩn bị nội dung các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban chỉ đạo.
4. Giúp Ban chỉ đạo
theo dõi, kiểm tra đôn đốc,
đánh giá kết quả thực hiện của các thôn, xóm, các đơn vị, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch, Kế hoạch, dự án về xây dựng xã hội học tập,
tổng hợp báo cáo kết quả
thực hiện Kế hoạch.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO
VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 8. Cách thức làm việc của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Trưởng ban, các Phó trưởng ban hoặc người được ủy quyền quyết định các vấn đề của Ban chỉ đạo phải trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, đúng pháp luật. Những vấn đề thuộc cơ chế, chính sách và các vướng mắc lớn trong quá trình thực hiện kế hoạch, Ban chỉ đạo lấy ý kiến tham gia của các thành viên và hoàn chỉnh trước khi trình UBND xã quyết định;
2. Ban chỉ đạo chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã, các thành viên Ban chỉ đạo được sử dụng bộ máy giúp việc của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ được Trưởng ban phân công, đồng thời chịu trách nhiệm trước trưởng ba về tiến độ, chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Điều 9. Chế độ làm việc
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, theo cơ chế phối hợp thông qua các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và trách nhiệm được giao của mỗi thành viên. Ban chỉ đạo được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để tổ chức các kỳ họp.
2. Chế độ hội họp:
Ban Chỉ đạo họp định kỳ sáu tháng một lần vào các tháng 6 và tháng 12 hàng năm hoặc họp đột xuất theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo.
a) Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (khi Trưởng ban ủy quyền) triệu tập theo kế hoạch. Các kỳ họp của Ban chỉ đạo phải có ít nhất 2/3 thành viên chính thức tham dự, trường hợp đặc biệt mà vắng mặt phải được sự đồng ý của Trưởng ban chỉ đạo;
b) Trường hợp không tổ chức được cuộc họp, có thể thông báo và xin ý kiến các Ủy viên Ban Chỉ đạo bằng văn bản.
c) Tùy theo yêu cầu và nội dung của cuộc họp, Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập cuộc họp với thành phần phù hợp.
3. Chế độ báo cáo:
- Hằng năm, thành viên Ban chỉ đạo báo cáo định kỳ 6 tháng và một năm (Không kể đột xuất) kết quả thực hiện của các đơn vị được giao phụ trách về cho BCĐ;
- Trưởng ban chỉ đạo báo cáo bằng văn bản tình hình thực hiện kế hoạch trên địa bàn xã với Ban chỉ đạo huyện. Thường trực huyện ủy; Chủ tịch UBND huyện trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.
4. Các thành viên Ban chỉ đạo: Được cung cấp những thông tin cần thiết, có liên quan đến công tác chỉ đạo, tình hình triển khai và kết quả thực hiện xây dựng xã hội học tập, trao đổi ý kiến tại các phiên họp; tham gia các đoàn tham quan, nghiên cứu, kiểm tra công tác xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, thôn xóm theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo; thường trực Ban chỉ đạo có thể tổ chức đoàn kiểm tra bất thường khi có việc đột xuất hoặc có hiện tượng vi phạm.
Điều 10. Mối quan hệ công tác
1. Quan hệ giữa các thành viên với Ban chỉ đạo: Các thành viên ban chỉ đạo tham gia các hoạt động chung của Ban chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Ban chỉ đạo phân công.
2. Quan hệ công tác giữa các thành viên Ban chỉ đạo: Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp trong việc theo dõi, chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
Chương IV
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 11. Trách nhiệm thực hiện
1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các ủy viên Ban Chỉ đạo trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc hoặc không phù hợp, các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo kịp thời với Phó Trưởng ban thường trực để nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định./.
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
CHỦ TỊCH UBND XÃ
Nguyễn Văn Hùng
Trần Đức Mùi Chủ tịch hội KH xã
Đánh giá:
lượt đánh giá:
, trung bình:
Tin cùng chuyên mục
Ủy ban nhân dân xã Cẩm Hà ban hành Quyết định thành lập BCĐ XHHT
Ban chỉ đạo Nông thôn mới ban hành Kế hoạch tháng cao điểm NTM
Giai điệu quê hương
Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
previous
play
next
stop
mute
max volume
00:00
00:00
repeat
shuffle
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your
Flash plugin
.
Liên kết website
Chọn một liên kết
Trang TTĐT Đại biểu nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh
Công báo của tỉnh
Cổng thông tin điện tử CĐS Quốc gia
Nông thôn mới Hà Tĩnh
Công an tỉnh Hà Tĩnh
Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến
Số lượt truy cập
Thống kê:
116.310
Trong năm:
15.184
Trong tháng:
13.330
Trong tuần:
7.201
Trong ngày:
620
Online:
16